DANH MỤC SẢN PHẨM

5 sai lầm nghiêm trọng hay mắc phải khi sửa máy

Khanh Pham
Th 2 10/02/2020
Nội dung bài viết

Buộc pin vào dây cáp để tăng tốc độ Internet, hồi sinh ổ cứng bằng cách bỏ vào tủ lạnh... Toàn những Tips vô bổ nhưng có khối người tin sái cổ

Khi không có kiến thức chuyên môn, tốt nhất là bạn nên mang máy tính ra các trung tâm bảo hành cho an toàn, tránh tình trạng lợn lành thành lợn què và gây nguy hiểm cho bản thân.

Sai lam khi sua may

Không sửa máy tính khi không có kiến thức

Một trong những mặt trái của công nghệ chính là dù bạn có cẩn thận thế nào đi nữa, chắc chắn sẽ có những thời điểm các thiết bị của bạn, đặc biệt là máy tính, bỗng dở chứng giữa chừng, không hoạt động bình thường như trước. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thì có rất nhiều: Do bạn hậu đậu làm đổ đồ ăn thức uống vào chúng, do va đập mạnh, hoặc đơn giản là do sử dụng quá lâu mà không bảo dưỡng.

Tất nhiên, với những anh chị em có chút kiến thức về tin học, máy móc, họ hoàn toàn có thể mày mò xử lý tình trạng trên. Tuy nhiên, trong những trường hợp quá phức tạp, hoặc là bạn gà mờ không biết gì cả, tốt nhất là cứ mang máy tính ra hãng mà bảo hành cho an toàn. Tham khảo các phương pháp trên Google cũng là 1 ý tưởng không tồi chút nào, nhưng đừng có chủ quan mà chữa lợn lành thành lợn què, bởi đã có không ít trường hợp dở khóc dở cười xảy ra chỉ vì người dùng quá tin với lời của cộng đồng mạng.

5 sai lầm sửa máy tính ngớ ngẩn mà vẫn có người tin sái cổ: Buộc pin vào dây cáp để tăng tốc độ Internet, hồi sinh ổ cứng bằng cách bỏ vào tủ lạnh - Ảnh 1.

Đừng tự tiện sửa chữa máy tính nếu bạn không có đủ kiến thức chuyên môn

 

Dưới đây là 5 sai lầm ngớ ngẩn nhất mà người dùng thường mắc phải:

1. Buộc pin vào dây cáp Ethernet để tốc độ kết nối Internet tăng lên gấp 3

YouTube là nguồn thông tin khổng lồ dưới dạng video và là lựa chọn tham khảo không tồi mỗi khi máy tính của bạn gặp vấn đề. Tuy nhiên, nếu không có kiến thức cơ bản, lại không biết chọn lọc video, bạn rất dễ trở thành nạn nhân của các YouTuber không có tâm, chuyên câu view một cách rất nhảm nhí.

Chuyên gia kĩ thuật Peter Lopez tại Brooklyn đã từng gặp phải một khách hàng như vậy, khi anh này dùng pin AA buộc vào dây cáp Ethernet nhằm tăng tốc độ kết nối Internet của mình theo một video hướng dẫn trên YouTube.

Video của Thio Joe trên youtube

"Tăng tốc độ Internet gấp 3 lần bằng cách buộc pin vào cáp kết nối", nghe thôi đã thấy nhảm nhí rồi, ấy vậy mà vẫn không ít người tin sái cổ đấy.

Sau khi xem xong đoạn video trên, Peter cho biết đây thực chất chỉ là một trò chơi khăm nhảm nhí nhưng rất thuyết phục của anh YouTuber ThioJoe mà thôi. Đừng chỉ vì anh ấy ăn mặc chỉnh tề, hướng dẫn nhiệt tình, phân tích chi tiết mà vội tin sái cổ nhé. Tốt nhất là sau khi xem xong, hãy lên Google tra cứu thêm thông tin để đối chiếu trước khi làm theo. Còn với những người biết 1 chút về công nghệ thì chỉ cần nghe qua là đã thấy phương pháp này vô lý rồi.

2. Hâm nóng chiếc laptop bị ướt bằng lò vi sóng

Đối với đồ điện tử nói chung và máy tính nói riêng, kẻ thù lớn nhất có lẽ chính là nước. Không những khiến cho các linh kiện bị hư hỏng, không hoạt động bình thường, nước còn có thể gây ra tình trạng chập điện, gây nguy hiểm cho người dùng. Có rất nhiều cách để xử lý khi máy tính của bạn bị ước, nhưng bỏ chúng vào lò vi sóng tuyệt đối không nằm trong số đó.

Theo một công ty sửa chữa laptopTexas chia sẻ: “Có lần khách hàng của chúng tôi từng cho bo mạch chủ vào lò vi sóng để hâm nóng. Đây là một phương pháp thực sự ngớ ngẩn và cực kỳ nguy hiểm. Nó có thể gây ra tình trạng cháy nổ, thải khói độc và hủy hoại cả linh kiện máy tính cũng như chiếc lò vi sóng”.

Bỏ linh kiện vào lò vi sóng tuyệt đối không phải là cách khắc phục máy tính bị ẩm ướt

Trên YouTube, những video sửa máy tính bằng lò vi sóng/lò nướng vẫn xuất hiện nhan nhản như một phương pháp dễ dàng và phổ biến nhất. Đúng là thỉnh thoảng nó có tác dụng thật, nhưng đó chỉ là số rất ít thôi. Nếu làm theo, khả năng cao là bạn sẽ phải tốn tiền mua linh kiện và lò nướng mới, đó là chưa kể còn gây nguy hiểm cho bản thân mình nữa.

3. Dùng gạo để xử lý những chiếc máy tính bị ướt

Thêm một phương pháp từ trên trời rơi xuống mà dân tình vẫn thường rỉ tai nhau: Nhét chiếc laptop, điện thoại bị ướt vào thùng gạo một thời gian là chúng sẽ hoạt động bình thường. Cũng giống như trên, phương pháp này đúng là có hiệu quả trong 1 số trường hợp, nhưng nó cũng để lại không ít phiền toái cho người dùng. Dù không tạo ra khói độc, nhưng các hạt gạo tí hon có thể chui vào bên trong máy tính, mắc kẹt trong các cổng kết nối, bàn phím và quạt tản nhiệt. Kết quả là bạn vẫn sẽ phải mang máy ra các trung tâm bảo hành để xử lý mà thôi.

5 sai lầm sửa máy tính ngớ ngẩn mà vẫn có người tin sái cổ: Buộc pin vào dây cáp để tăng tốc độ Internet, hồi sinh ổ cứng bằng cách bỏ vào tủ lạnh - Ảnh 4.

Dùng gạo để xử lý máy tính bị ướt

Tôi từng bỏ chiếc laptop của mình vào thùng gạo, và giờ thì nó cứ phát ra mấy âm thanh kì quái như bị ma ám vậy. Có khi tôi tạo ra một loại siêu gạo rồi cũng nên. Bà con cứu tôi với.

5 sai lầm sửa máy tính ngớ ngẩn mà vẫn có người tin sái cổ: Buộc pin vào dây cáp để tăng tốc độ Internet, hồi sinh ổ cứng bằng cách bỏ vào tủ lạnh - Ảnh 5.

Gạo mắc kẹt bên trong máy tính

Tin tốt: Tôi bỏ laptop vào thùng gạo và nó đã hoạt động trở lại. Tin xấu: Gạo mắc kẹt bên trong máy tính và giờ nó cứ phát ra mấy âm thanh như tiếng sáo ấy.

Bên cạnh đó, nếu máy tính của bạn bị ướt sũng thay vì ướt “sương sương”, phương pháp này sẽ gần như vô dụng. Gạo không có sức mạnh hút nước khủng khiếp như nhiều người lầm tưởng. Theo công ty TechSupport MS ở FortWorth, cách tốt nhất vẫn là phải tháo tung máy ra và làm khô linh kiện một cách thủ công, như dùng khăn lau hoặc phơi chúng tại nơi khô thoáng trong vòng 24 - 48 giờ chẳng hạn.

4. Cho ổ cứng vào tủ lạnh

Giống như các linh kiện điện tử khác, ổ cứng cũng có tuổi thọ, và thường “chết” sau vài năm sử dụng. Trước đây, dân tình vẫn thường kháo nhau cách bỏ ổ cứng vào tủ lạnh để “hồi sinh” nó, vì nhiệt độ thấp sẽ giúp các tấm kim loại bên trong ổ cứng siết lại. Dù không thể tiếp tục sử dụng lâu dài, nhưng cách này cũng đủ thời gian để họ backup dữ liệu, hoặc sao chép những dữ liệu quan trọng sang 1 ổ cứng khác.

5 sai lầm sửa máy tính ngớ ngẩn mà vẫn có người tin sái cổ: Buộc pin vào dây cáp để tăng tốc độ Internet, hồi sinh ổ cứng bằng cách bỏ vào tủ lạnh - Ảnh 6.

Cho ổ cứng vào tủ lạnh

Không ít người đã bỏ ổ cứng vào tủ lạnh để "hồi sinh" nó tạm thời và backup dữ liệu sang ổ cứng khác.

Thế nhưng, những thay đổi trong thiết kế của ổ cứng trong những năm gần đây, cùng với sự phổ biến của ổ SSD, phương pháp này đã dần trở nên lỗi thời. Công ty ở Texas nêu trên cho biết: “Khách hàng của chúng tôi đã từng cho ổ cứng vào tủ lạnh chỉ vì không muốn tốn tiền cho dịch vụ sửa chữa. Khỏi cần nói, cách này hoàn toàn không có tác dụng, và cuối cùng anh ấy vẫn phải tìm đến chúng tôi để khôi phục dữ liệu của mình”.

5. Tự tiện “mổ xẻ” thiết bị khi không có kiến thức chuyên môn

Trong trường hợp xấu nhất, chúng ta buộc phải tháo tung cỗ máy tính của mình ra để sửa chữa và thay linh kiện. Đây là công việc dành cho các chuyên gia hoặc thợ lành nghề, những người đã có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn cần thiết, và biết cách thực hiện an toàn và chính xác nhất. Đừng vì tự tin vào một chút hiểu biết của bản thân, cộng với những hướng dẫn vô thưởng vô phạt trên YouTube mà tự tiện “mổ xẻ” thiết bị điện tử, vì nếu không cẩn thận, bạn có thể gây ra nguy hiểm cho chính mình.

5 sai lầm sửa máy tính ngớ ngẩn mà vẫn có người tin sái cổ: Buộc pin vào dây cáp để tăng tốc độ Internet, hồi sinh ổ cứng bằng cách bỏ vào tủ lạnh - Ảnh 7.

Tự tiện "mổ xẻ" thiết bị điện tử có thể gây ra nguy hiểm cho chính bạn

Tự tiện sửa chữa linh kiện bên trong máy tính có thể gây ra nguy hiểm cho bản thân bạn.

Theo một chuyên viên hỗ trợ kĩ thuật có tên Ryan tại thành phố New York chia sẻ: “Một trong số những khách hàng quen thuộc của tôi có thói quen tự tiện tháo tung máy tính ra, làm đứt các dây kết nối, phá hủy các cổng kết nối cũng như nhiều linh kiện khác để sửa chữa thiết bị của mình. Có lần anh ấy gọi tôi đến sửa bộ điều khiển Bose Wave Radio sau khi làm đứt dây nối bên trong. Đó là hậu quả của việc tự mình sửa chữa trong khi bản thân không có chút kiến thức nào cả, và tôi cũng chẳng hiểu vì sao anh ấy cứ tự tiện như vậy nữa. Sau khi tôi thay pin và nối lại dây, chiếc điều khiển của anh ấy đã hoạt động ổn định trở lại”.

Viết bình luận của bạn
Nội dung bài viết