DANH MỤC SẢN PHẨM

10 Thói quen xấu khi sử dung laptop bạn nên bỏ

T.Anh
Th 4 20/07/2016
Nội dung bài viết

Rất nhiều khách hàng vẫn có những thói quen xấu có thể do tính chất công việc, giải trí mà quên đi những điều này đang góp một phần không nhỏ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tuổi thọ của chiếc laptop mình đang sở hữu. Nếu bạn không cẩn thận, những thói quen dưới đây trong quá trình sử dụng có thể khiến laptop của bạn nhanh chóng bị hỏng.

1. Lười vệ sinh máy

Bụi bẩn khiến hệ thống tản nhiệt không hoạt động hoặc bàn phím bị kẹt. Bạn có thể vệ sinh máy định kỳ bằng đồ dùng chuyên dụng, khi không dùng, cất giữa máy cẩn thận, tránh nơi bụi bặm, ẩm ướt.

2. Mang đồ ăn lên bàn laptop

Thói xấu này ẩn chứa nguy hại khi nước hoặc thức ăn rơi, đổ vào laptop gây ẩm, chập IC, vi mạch và linh kiện, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển trên nhiều bộ phận khác của laptop.

Mang đồ ăn lên bàn laptop

3. Không dùng balo, túi chống sốc

Khi di chuyển, nếu không dùng balo, túi chống sốc, laptop của bạn rất dễ bị va chạm, rung lắc dẫn đến trầy xước, vỡ màn hình và hỏng ổ cứng.

Không dùng balo, túi chống sốc

4. Che phần tản nhiệt của laptop

Laptop có bộ phận tản nhiệt bên cạnh máy. Khi dùng, bạn không nên để phần tản nhiệt bị che khuất, khiến khí nóng không thể lưu thông. Nếu có thể, bạn nên trang bị quạt tản nhiệt cho laptop.

Che phần tản nhiệt của laptop

5. Đặt laptop lên đùi, đệm hoặc đồ mềm

Việc đặt laptop trên các vật mềm như chăn đệm là nguyên nhân khiến máy nhanh “ngỏm” do quá nóng. Bạn nên mua bàn kê laptop, hoặc đặt thiết bị ở vị trí chắc chắn.

Đặt laptop lên đùi, đệm hoặc đồ mềm

6. Dùng laptop trên ô tô hoặc tàu

Các phương tiện như ô tô, tàu… khi di chuyển sẽ tạo ra sự rung lắc, nếu sử dụng laptop sẽ không tốt cho ổ cứng của thiết bị.

Dùng laptop trên ô tô hoặc tàu

7. Tháo pin khi dùng laptop

Việc tháo pin và cắm trực tiếp dây nguồn vào laptop có thể khiến pin nhanh hỏng do bảo quản pin không đúng cách. Hiện nay, các loại laptop có khả năng tự ngắt sạc khi pin đầy, chuyển sang dùng nguồn mà không cần tháo pin.

Không nên tháo pin khi dùng laptop

8. Sử dụng cạn pin

Dùng pin laptop đến cạn kiệt là nguyên nhân khiến tuổi thọ pin giảm nhanh chóng. Bạn nên dùng pin còn 10%-20%, rồi sạc lại, bởi nếu chỉ dùng vài % mà sạc nhiều lần, pin không được dùng đến sẽ tự chai.

Sử dụng cạn pin dễ gây chai pin

9.Không dùng phần mềm diệt virus

Đôi khi bạn cắm USB không quét virus, hoặc chủ quan không cài phần mềm diệt virus cho laptop, máy nhanh chóng bị các yếu tố độc hại xâm nhập, đánh mất dữ liệu, thậm chí làm hỏng ổ cứng laptop.

Phần mềm diệt vi rút bảo vệ máy tính của bạn
 

10. Không dọn dẹp ổ cứng

Laptop sẽ chạy “chậm như rùa” bởi những tác nhân như: file rác ngoài màn hình hoặc cài đặt nhiều ứng dụng ổ C, trong khi không dùng tới chúng. Nếu không sử dụng, bạn nên xóa hoặc remove các file này.

Thường xuyên dọn dẹp ổ cứng

Với những kinh nghiệm mà Mai Phương  đúc kết được cũng như những khách hàng mang tới cửa hàng sửa chữa laptop bị hỏng. Mai Phương khuyên khách hàng nên:

  • Sắm cho mình 1 chiếc đế tản nhiệt khi mùa hè tới.
  • Sử dụng túi chống sốc trước khi cho máy vào cặp hoặc cặp chống sốc dành riêng cho laptop.
  • Vệ sinh máy laptop định kỳ thường xuyên 3-6 tháng với những chiếc máy có cấu hình cao chạy Card rời bạn nên vệ sinh 3 tháng 1 lần và nếu đi vệ sinh nên yêu cầu nhân viên tra keo tản nhiệt loại MX4 (Tuy giá cao hơn bình thường 1 chút nhưng sẽ giúp bạn tản nhiệt tốt hơn)
  • Không nên mang đồ ăn, đồ uống khi sử dụng máy tính.
  • Sử dụng máy tính, laptop ở những nơi thoáng mát – Nếu ở điều kiện điều hòa thì cực kỳ lý tưởng.
  • Không nên sử dụng cạn kiệt pin và tháo pin ra sử dụng nguồn trực tiếp vì rất có thể máy sẽ bị sốc điện nếu nguồn điện không ổn định có thể gây chập cháy Mainboard.
  • Khi đi tàu hoặc ngồi trên ô tô không nên sử dụng laptop dễ gây hỏng ổ cứng với những dòng máy có ổ cứng SSD mới như hiện nay thì có thể sử dụng được còn với ổ cứng thường sẽ rất mau bị hỏng ổ cứng.
  • Nên tự bảo vệ mình, bảo vệ dữ liệu quan trọng của mình bằng những phần mềm diệt virus bản quyền như TrendMicro, Kavpersky
 
Viết bình luận của bạn
Nội dung bài viết